
Cách quản trị rủi ro với báo cáo thuế
- Tin tức
- May 4, 2021
- No Comment
- 99
Báo cáo thuế là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó các chủ doanh nghiệp quan tâm cách quản trị báo cáo thuế ra sao nhằm tránh rủi ro. Hãy theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề.
Thứ nhất, tiến hành kiểm tra hóa đơn, số liệu của báo cáo
Kiểm tra hóa đơn và số liệu của báo cáo trước khi tiến hành thủ tục nộp thuế. Hoạt động quan trọng chủ doanh nghiệp cần thực hiện bước kiểm tra này nhằm đảm bảo số liệu trên báo cáo thuế đầy đủ và chính xác. Trong đó cụ thể bao gồm:
Kiểm tra hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra ra các chứng từ và tờ khai Hải quan, các loại vé, tem, thẻ, chứng từ gốc.
Tra cứu thông tin về đối tác cung cấp xuất hóa đơn, đặc biệt là những đơn vị thực hiện giao dịch lần đầu nhằm đảm bảo đơn vị đó có đủ điều kiện trong hoạt động xuất hóa đơn hợp pháp.
Tổng hợp tiền hàng hóa bán ra, mua vào tương ứng với tiền thuế trên hóa đơn
Yêu cầu lập báo cáo hoặc có những giải trình nhằm so sánh các chỉ tiêu quan trọng thể hiện trên báo cáo thuế.
Phát hiện những trường hợp chứng từ không hợp lệ, không đủ điều kiện khấu trừ theo luật một doanh nghiệp hiện hành.
Hoạt động này cần thực hiện tổng hợp hệ thống nhằm giúp chủ doanh nghiệp có các kết quả báo cáo tổng thể để quyết định cho nộp báo cáo thuế.
Thứ hai, lập báo cáo các khoản mục tối ưu
Lập báo cáo các khoản mục tối ưu như doanh thu, lợi nhuận trước thuế, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể để để đánh giá mức độ rủi ro của những khoản chi phí phí thuế không được khấu trừ.
Nội dung công việc này vô cùng quan trọng mang tính chất hữu hiệu hóa kết quả của việc kê khai báo cáo thuế cũng như quyết toán thuế doanh nghiệp hàng năm. Với việc lập báo cáo tổng hợp các khoản mục tối ưu này giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ:
Doanh thu và các khoản thu nhập tính thuế cũng như biến động của từng quý.
Nắm rõ giá vốn cùng các chi phí được khấu trừ và sự biến động của từng quý.
Lợi nhuận trước thuế cùng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp.
Những khoản chi phí không nằm trong danh mục được khấu trừ theo luật.
Tình hình kê khai báo cáo thuế, các khoản nộp thuế, các hạng mục lao động, tiền lương và bảo hiểm.
Giải pháp hợp thức hóa kiện toàn các thủ tục hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế.
Khi nắm rõ các thông tin trong báo cáo thuế, doanh nghiệp sẽ xác định được việc cân đối các tiêu chí trong phát triển doanh nghiệp gồm: nguồn doanh thu, chi phí, lợi nhuận tính thuế và thuế phải nộp cho từng thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, thời hạn nộp báo cáo thuế
Chủ doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn nộp các loại báo cáo thuế theo từng tháng, quý, năm.
Thời hạn theo tháng: Nộp báo cáo thuế theo tháng vào ngày 20 của tháng kế tiếp.
Thời hạn theo quý: Nộp báo cáo thuế chậm nhất vào ngày 30 trong tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Thời hạn theo năm: Nộp báo cáo thuế chậm nhất vào ngày ngày 30 tháng đầu tiên của năm tiếp theo.
Đồng thời doanh nghiệp sẽ phải tiến hành kê khai thuế trong mỗi lần phát sinh với thời hạn chậm nhất nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế năm được thực hiện chậm nhất vào ngày thứ 90 tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
Lập hai sổ kế toán lợi ít hại nhiều mà doanh nghiệp chưa lường trước