
Doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý gì về lương và bảo hiểm
- Tin tức
- July 5, 2021
- No Comment
- 105
Lương và bảo hiểm là hai vấn đề mấu chốt với doanh nghiệp mới thành lập. Kế toán cần nắm rõ để đăng ký đúng nếu không sẽ khiến doanh nghiệp lâm tình trạng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bảng lương của doanh nghiệp mới thành lập
Bảng lương cho doanh nghiệp mới cần được xây dựng đúng nguyên tắc theo quy định nêu rõ trong khoảng 1, điều 5, tại Nghị định 144/2002/NĐ-CP. Trong đó nêu rõ:
Khoảng cách bậc lương cần hợp lý để có thể khuyến khích người lao động có động lực trong nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật, chuyên môn. Cũng như có tinh thần cầu thị, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng phát triển bản thân trong suốt quá trình làm việc. Mức chênh lệch bậc lương phải đạt tối thiểu 5%.
Mức lương của người lao động thấp nhất trong thang bảng lương được quy định nếu như công việc đòi hỏi trình độ, có học nghề thì lương cao hơn lương tối thiểu vùng là 7%.
Với những người làm nghề độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nguy hiểm, độc hại thì mức lương được quy định phải cao hơn lương của công việc bình thường tối thiểu 5%.
Quá trình làm thang bảng của doanh nghiệp mới cần có sự tham vấn của công đoàn cơ sở hoặc công đoàn lâm thời. Rồi mới tiến hàng công bố bảng lương trong nội bộ.
Đặc biệt lưu ý
Từ thời điểm doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động bắt buộc phải đăng lý thang bảng lương với cơ quan quản lý về lao động, thời gian không được quá 6 tháng.
Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ dưới đây khi tiến hành đăng ký thang bảng lương cho người lao động.
- Công văn đề nghị của đơn vị (3 bộ)
- Bảng lương đã xây dựng của doanh nghiệp (3 bộ)
- Phụ cấp lương của doanh nghiệp (nếu có)
- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện với cụ thể từng chức danh hay công việc, ngành nghề trong bảng lương
- Tổng hợp ý kiến từ phía công đoàn
- Khi đi đăng ký bảng thang lương cho doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
Thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới thành lập
Với doanh nghiệp mới thành lập khi tiến hành các thủ tục đi đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cần có mã đơn vị giao dịch bảo hiểm xã hội. Khi có mã sẽ thực hiện đăng ký BHXH và BHYT bắt buộc theo mẫu.
Hồ sơ dăng ký bao gồm:
- Phiếu đăng ký tham gia BHXH và BHYT, dùng mẫu TK3
- Quyết định thành lập hoặc giấy đăng lý kinh doanh của doanh nghiệp (dùng bản sao có chứng thực)
- Danh sách những người lao động cả doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu D02-TS và dùng 1 bản)
- Tờ khai của người tham gia BHXH và BHYT lần đầu (dùng mẫu TK1-TS, 1 bản)
Lưu ý khi tiến hành đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới
Doanh nghiệp phải tiến hành nộp số tiền bảo hiểm trong thời gian 3 ngày từ khi cơ quan bảo hiểm nhận hồ sơ để cấp thẻ BHYT.
Nếu người lao động hưởng trợ cấp BHXH 1 lần sẽ được cấp giấy xác nhận thu hồi sổ BHXH. Hồ sơ sẽ lập theo phiếu giao nhận 317 để được trợ cấp tờ bìa của sổ BHXH.